Con đường thành công phụ thuộc vào quyết định bạn Nhảy việc đúng hay sai cách

Cộng Đồng by JOBTEST.VN
6 năm trước
Chia sẻ
This is the caption of image on banner of blog

Dường như nhảy việc đang là một trào lưu của giới trẻ hiện nay, khi mà các bạn đang nghĩ rằng nhiều công ty sẽ muốn tuyển một người cái gì cũng biết một ít cả. Như vậy có tốt hay không khi thị trường việc làm đang khan hiếm hiện nay? Chạy đua cùng tuổi thanh xuân để trải nghiệm đủ mọi màu sắc của cuộc sống, tìm kiếm được một công việc theo sở thích, đam mê của mình hay cơ bản là “nghề chọn mình” thì mình cứ nhảy cho đến khi bị ràng buộc bởi một công việc nào đó. Vậy khi nào nên nhảy việc và những vấn đề theo sau nó là gì? Hãy để Jobtest chia sẻ cho các bạn câu trả lời cho vấn đề căng thẳng này nhé!

Con đường thành công phụ thuộc vào quyết định bạn Nhảy việc đúng hay sai cách

Bạn có thực sự muốn nhảy việc hay là theo trào lưu ?

Tâm lý chung của các bạn trẻ mới đi làm thì khoảng thời gian khó khăn nhất là tháng đầu tiên, các bạn sẽ chịu rất nhiều áp lực từ môi trường, đồng nghiệp và cả sếp của mình. Có lẽ những áp lực nhỏ cũng đã khiến các bạn nghĩ đến vấn đề “mình cần phải tìm một môi trường thân thiện hơn”, “Ông sếp này khó quá làm lâu dài chắc mình không làm nổi”, hay “Lương vậy có hợp với nỗ lực của mình không?”.....Nhiều bạn khi thấy đồng nghiệp của mình than phiền về công việc hiện tại và bắt đầu “gật” theo sau đó cũng tìm đường “chuồn” khỏi nơi mà bạn đã bỏ công sức, mong đợi để có thể được vào.

Vấn đề nhảy việc không hoàn toàn xấu, khi bạn cảm thấy chán chường trong công việc, muốn nếm mùi của cuộc sống đa sắc, để xốc lại tinh thần hoặc tìm cơ hội mới. Khi bạn không phù hợp và chẳng học tập được gì nữa với những công việc cũ, thì nhảy việc là lối thoát để bạn tìm được những công việc xứng đáng hơn và tạo ra cho bạn một cuộc sống mới mà bạn mơ ước. Hãy quyết định đúng đắn, suy nghĩ thật kỹ để không hối hận với những kết quả của sự thay đổi công việc.

Nhảy việc lúc nào là hợp lý?

Con đường thành công phụ thuộc vào quyết định bạn Nhảy việc đúng hay sai cách1

Trước khi giải đáp, tôi muốn hỏi các bạn, hãy tưởng tượng xem rằng sau khi nhảy việc mình sẽ làm gì chưa? Không ít thì nhiều bạn sẽ lúng túng và vẫn chưa rõ mình sẽ làm gì tiếp theo, các bạn chỉ đơn giản là “mình muốn tìm nơi nào đó phù hợp”. Bạn có chắc chắc chắn môi trường mới, đồng nghiệp mới, sếp mới có đối xử “tuyệt vời” như bạn mong muốn? Như mình đã đề cập ở trên khi chúng ta không còn gì để sáng tạo và phát huy năng lực bản thân nữa và muốn tìm một cơ hội mới phù hợp hơn, thì chúng ta nên nhảy việc.

Tuy nhiên, để nhận ra được điều đó, thì tôi nghĩ ít nhất 1 năm cho một công ty để rời đi. Như các bạn đã thấy thì hầu như các công ty hiện nay đều cần những người đã làm việc ít nhất một năm để yên tâm giao việc, và thời điểm 1 năm cũng là đủ để biết bản thân mình có còn phù hợp với công việc hiện tại, có cảm thấy mình còn có thể học hỏi điều gì nữa không.

Đối với nhà tuyển dụng, kinh nghiệm là việc bạn làm trên 1 năm, còn vấn đề làm việc 2 hay 3 tháng rồi nhảy việc thì có thể họ sẽ cân nhắc khá kỹ nếu muốn nhận bạn vào làm việc.

Môi trường làm việc cũng không nhiều thì ít cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý của bạn, tôi khuyên các bạn nên tìm được một công việc mới trước khi đã quyết định nhảy việc thì sẽ rất an toàn cho bạn.

Để tôi cho bạn 2 lời khuyên về công việc nếu bạn đang băn khoăn sẽ tìm việc như thế nào:

  • Nơi có cùng vị trí như nơi cũ nhưng khác lĩnh vực: Bạn sẽ trải nghiệm thêm một công việc mới, cơ hội tìm được công việc sẽ tạo cho bản thân tìm ra công việc mong muốn.

  • Nơi có cùng lĩnh vực như cũ nhưng khác vị trí: Bạn nên tìm nơi có vị trí cao hơn, để có thể học hỏi trau dồi bản thân ở lĩnh vực mình đang theo đuổi nhưng ở một vị trí hoàn toàn khác.

Những lựa chọn khác của bạn thì cần phải suy nghĩ kỹ nếu bạn không muốn tốn thêm tuổi thanh xuân của mình hơn nữa.

Mỗi người đều có thời gian thành công khác nhau, trước tiên phải biết mình nên dừng lại ở đâu để bắt đầu tạo nên thành công.

“Người chọn nghề hay nghề chọn người” bạn sẽ không biết khi nào mình được chọn và bao giờ mình bị chọn, bạn muốn điều gì đến với mình hay đơn giản chuyện gì đến nó sẽ đến. Bạn dành cả đời để nhảy việc cho đến khi bị ràng buộc bởi điều gì đó, ở công ty này 1 năm rồi qua một công ty khác. Tuổi trẻ của chúng ta ngắn lắm, đâu thể lông bông mãi được. Theo tôi, bạn chỉ nên dành 2 năm để khám phá bản thân mình cần gì, trải nghiệm với những công việc mới.

Thế giới này muôn màu muôn vẻ, có người thích yên ổn không thích bon chen ngoài kia, họ thường không muốn bản thân mình có quá nhiều thử thách. Một số khác, dù họ có ở đâu, làm công việc gì cũng cảm thấy chán hay không thích ứng nổi, nếu bạn là một trong số đó thì nên tự hỏi bản thân trước khi tìm một công việc gì cho phù hợp. Có những thứ tạo niềm vui trong công việc mà có khi bạn không muốn chấp nhận nó, hoặc đặt yêu cầu quá cao với nó so với việc nó giúp bạn được những gì. Để giữ chân một người ở lại với công việc đó thì người ta thường cân nhắc đến các yếu tố : con người, lương bổng hay vì niềm đam mê. Bạn phải xem mục đích của bản thân là gì, bạn cần gì ở công việc này, hãy cố gắng đặt những câu hỏi và bắt đầu giải quyết ổn thỏa từng thắc mắc nhỏ.

Một ý kiến được nêu ra thì chắc chắn sẽ có sự trái chiều với nó, nếu như bạn cảm thấy cái nhìn khách quan của bạn đối với những chia sẻ trên thì hãy cố gắng suy nghĩ thật kỹ với những gì mình quyết định, ⅓ đời người đã trải qua trong học hỏi thì đến lúc này mình cần biết cách chịu trách nhiệm để trưởng thành. Theo ý kiến chủ quan của tôi, thì hãy nhảy việc đi nếu cuộc đời bạn cho phép, bạn còn trẻ nên còn trải nghiệm, còn những nhiều thứ ngoài kia bạn chưa biết tại sao mình không thử.

Và cuối cùng thì, dù có làm công việc gì đi chăng nữa, bạn cũng phải thể hiện hết khả năng của mình, sự nhiệt huyết trong công việc, mọi điều tốt đẹp tự động sẽ tự đến với mình, niềm vui trong công việc sẽ bắt đầu từ đây.

Chúc các bạn khám phá ra bản thân của mình cần gì và muốn gì, nếu bạn cảm thấy mình còn đang mông lung về năng lực bản thân thì những bài đánh giá năng lực, đánh giá tính cách của Jobtest là nơi để bạn khám phá mọi khía cạnh bản thân của mình để không tốn quá nhiều thanh xuân để đi tìm một công việc phù hợp nhé.

Những tin khác